Bánh khô mè đặc sản Đà Nẵng – Quảng Nam – Hội An
Bánh khô mè là một trong những đặc sản bản địa của Đà Nẵng. Được làm từ bột gạo sạch organic 100% pha trộn lẫn với dung dịch đường kính trắng sạch thuần tự nhiên, có mè bao phủ xung quanh, được làm thành từng miếng vuông nhỏ gói trong hộp.
Bánh khô mè xuất khẩu
Mang trong mình lòng tự tôn dân tộc muốn đưa sản phẩm văn hóa bản địa ra thế giới. Đặc sản Quảng Đà là đơn vị tiên phong trong việt chuẩn hóa ẩm thực bản địa Việt – những sản phẩm mang thuần văn hóa dân tộc Việt nói chung và văn hóa Quảng – Đà nói riêng. Tạo nên những hệ sinh thái sản phẩm bản địa Việt thuần tự nhiên bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo tồn gen ẩm thực Việt.
Dự án xuất khẩu sản phẩm bản địa Việt của chúng tôi đã được sở văn hóa truyền thông, sở du lịch của từng địa phương hậu thuẩn và cố vấn, ủng hộ để chúng tôi phát triển sản phẩm bánh khô mè đặc sản Đà Nẵng xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Bánh khô mè bản địa – đặc sản văn hóa Quảng Nam – Đà Nẵng
Đà Nẵng có đặc sản bánh bản địa ngon nổi tiếng – Bánh khô mè đặc sản bản địa Đà Nẵng.
Tháng 10 năm 2012, bánh khô mè Cẩm Lệ – Đà Nẵng đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận và lọt vào Top 10 đặc sản bánh ngon, quà tặng nổi tiếng Việt Nam.
Bánh khô mè có từ lâu và đã trở thành đặc sản của vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng, nhưng bánh khô mè sản xuất tại quận Đặc sản Quảng Đà là nổi tiếng thơm ngon hơn cả.
Thành phần bánh khô mè đặc sản Đà Nẵng – Quảng Nam
Bánh khô mè được làm từ bột gạo , nếp, mè, đường, gừng tươi giã nát, bột quế để tạo mùi thơm ( các loại nguyên liệu sạch chuẩn organic). Gạo phải loại gạo ngon, nếp hương, ngâm qua nước một giờ đồng hồ cho gạo và nếp mềm, sau đó vo sạch, vớt ra để thật ráo rồi cho vào cối xay thành bột mịn. Đem tẩm bột với nước sạch khoáng 100% cho vừa ướt tạo độ ẩm, để khi đổ bột vào khuôn bánh có độ kết dính.
Công đoạn quy trình làm nên bánh khô mè bản địa – Đặc sản Quảng Nam – Đà Nẵng
Để làm được một chiếc bánh khô mè bản địa mang đặc sắc văn hóa ẩm thực Việt phải trải qua rất nhiều công đoạn. Trước đây, bánh khô mè còn có tên gọi là bánh bảy lửa (hay còn gọi là bánh khô mè), vì khâu chế biến phải trải qua ngọn lửa 7 lần, còn ngày nay công đoạn đã được cải tiến đơn giản hơn.
Đầu tiên là công đoạn hấp và nướng bánh: Đổ bột vào khuôn bánh tạo thành từng lát bánh mỏng. Khuôn bánh được đóng sẵn, rồi đem hấp cách thủy khoảng 5 phút là bánh chín. Bánh đã được hấp chín, chuyển qua công đoạn nướng. Cái độc đáo, cái “hồn” của bánh khô mè chính là ở khâu nướng này. Bánh được nướng qua hai lần lửa. Lần thứ nhất, lửa than có độ nóng lớn, nướng khoảng 10 phút, phải trở bánh thường xuyên để khô đều hai mặt. Lần thứ hai, lửa than có độ nóng vừa, nướng khoảng 10 đến 15 phút, cho bánh có độ giòn xốp. Đây là khâu quan trọng, đòi hỏi người thợ phải căn đúng thời gian để trở bánh và chuyển bánh từ nhiệt độ lửa lớn sang nhiệt độ lửa vừa thì lát bánh khô mè mới khô đều, giòn xốp được. Nếu để quá thời gian bánh sẽ cháy và cứng không ngon.
Công đoạn tiếp theo là thắng (nấu) nước đường và rang mè: Bí quyết để có những chiếc bánh ngon phụ thuộc vào kỹ thuật thắng nước đường. Đường thắng không tới, bánh sẽ không dính mè, để già lửa quá thì bánh sẽ cứng, đắng, sẫm, không có tơ. Mè phải là mè trắng, hạt tròn mẩy, phải rang mè độ vừa chín, có mùi thơm, nhưng vẫn giữ được màu trắng ngà và không được cháy.
Công đoạn thứ ba là tẩm đường và tẩm mè cho bánh: Nước đường đã nấu được đặt trên bếp than ấm, lấy từng lát bánh đã được sấy khô nhúng vào cho bánh thấm đều nước đường, rồi nhanh tay lăn qua mâm mè để ngay bên cạnh cho mè phủ đều. Công đoạn tẩm đường và tẩm mè cho bánh cũng đòi hỏi sự khéo léo và nhẹ nhàng để cho đường và mè hòa quyện với nhau tạo ra được những chiếc bánh thơm giòn. Một đặc điểm khá đặc biệt của bánh khô mè Cẩm Lệ là bánh chỉ giữ được hương vị nguyên sơ khi làm bằng thủ công. Ngày nay, một số công đoạn như giã gạo thay bằng xay, hấp bột bằng củi thay bằng ga nhưng các công đoạn sấy bánh phải hoàn toàn dùng bằng than hoa (than củi), nếu thay bằng sấy điện, sấy bằng than đá hoặc các loại chất đốt khác bánh đều không đạt yêu cầu. Do đó, các cơ sở làm bánh đều phải tuân theo quy trình làm bánh thủ công.
Một chiếc bánh khô mè đạt yêu cầu phải là chiếc bánh có độ xốp, giòn, có vị ngọt thanh của đường, vị bùi béo của mè và chút cay cay của vị gừng quê và vị thơm nồng của quế Trà My. Khi bẻ đôi chiếc bánh, sẽ nhìn thấy những đường tơ vàng óng ánh do đường kéo ra mà thành.
Công đoạn cuối cùng là đóng gói. Sản phẩm bánh khô mè vừa mới được chế biến xong được chuyển vào công đoạn đóng gói. Mỗi gói khoảng 500g. Bao bì mẫu mã đẹp, rất là bắt mắt, gói bánh vừa tay, miếng bánh vuông nhỏ vừa ăn, bánh có màu sắc hấp dẫn, có màu vàng của mè rang, màu vàng mơ của đường tinh luyện và dậy mùi thơm của gừng. Công đoạn đóng gói yêu cầu cũng phải đảm bảo đúng kỹ thuật, khi bỏ bánh vào túi bóng phải để bánh khô và không còn hơi nóng, phải dập kín miệng bao. Loại bánh này đặc biệt “kỵ” gió, khâu đóng gói và bảo quản không kỹ thì bánh sẽ mềm và chảy nước ngay.
Giá trị văn hóa – lưu trữ bản sắc thuần Việt của bánh khô mè.
Xét về tính bắt mắt và khẩu vị, thì bánh khô mè bản địa Đà Nẵng – Hội An cũng được xếp vào loại xuất sắc khi nó “đánh thức” được cả ngũ quan của thực khách: Thứ nhất, mắt nhìn thấy nhiều màu: trắng ngà của mè rang, vàng mơ của những tơ đường thắng. Thứ hai, mũi ngửi được nhiều mùi: mè rang, hương quế Trà My, mùi thơm dịu của gừng. Lưỡi nếm lắm vị: ngọt của đường, bùi của bột nếp và béo của mè rang, cay thơm của gừng và quế. Miệng nhai thấy: mềm, cứng, xốp, giòn. Tai nghe âm vỡ rào rạo của bánh. Xét về giá trị dinh dưỡng, bánh khô mè của Đặc sản Quảng Đà đạt tiêu chuẩn của một thực phẩm tốt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Nó kết hợp đầy đủ thành phần các chất cơ bản: chất đường, bột, chất đạm, chất béo và các chất muối khoáng, vitamin.
Đối với vùng đất du lịch dịch vụ Quảng Nam – Đà Nẵng, bánh khô mè là sản phẩm không thể thiếu được ở mỗi gia đình, đặc biệt là vào các dịp lễ hội, Tết Nguyên đán, hiếu hỷ, nhất là vào những ngày giỗ kỵ ông bà, tổ tiên.
Ngày nay, nghề làm bánh khô mè truyền thống vẫn đang được con cháu và người dân Quảng Nam – Đà Nẵng tiếp nối với những thương hiệu nổi tiếng. Từ một sản phẩm làng quê, bánh khô mè đã có tên tuổi trên thị trường được đăng ký quyền sở hữu và đã có mặt ở nhiều địa phương, nhiều vùng quê trên cả nước và theo tay Việt kiều làm món quà quê sang xứ người. Bánh khô mè đã trở thành một sản phẩm đẹp góp phần làm đa dạng nét ẩm thực dân gian tinh tế mà sâu sắc của vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng và hơn thế những chiếc bánh nhỏ ấy còn giữ lửa cho một làng nghề mãi mãi lưu truyền – bảo tồn gìn giữ được gene ẩm thực bản địa Việt. Đến bây giờ bánh khô mè Đặc sản Quảng Đà đã nổi tiếng khắp nơi, đặc biệt bánh khô mè được bày bán khắp các cửa hàng bánh kẹo trong thành phố Đà Nẵng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.